Con lười vận động - Nỗi lo thường trực của cha mẹ
Saovacuocsong - Ngày nay, câu nói “Trẻ uống trà, già tập thể dục” không còn là một câu nói đùa, nó đã trở thành thực trạng của Việt Nam. Nguyên nhân gốc rễ dẫn đến việc lười vận động này là ngay từ bé, trẻ không được cha mẹ tạp qua thói quen cho tập thể dục vàchơi thể thao như một thói quen.Người làm cha mẹ thường e sợ các căn bệnh cấp tính và cố gắng ngăn ngừa chúng cho con, nhưng thật sự những nguy hại sức khỏe được tiềm ẩn ngay từ các thói quen từ như lười vận động, ăn uống thức ăn nhiều dầu mỡ,… chính là mối đe dọa lâu dài cho sức khỏe thể chất và tinh thần của của con trẻ.
Trẻ lười vận động nguy hiểm như thế nào?
Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam: Nếu không tính thời gian ngồi học trên lớp thì có đến 30% trẻ em ngồi 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày chỉ để ngồi ăn, xem TV hoặc chơi điện tử. Đáng lưu tâm hơn là tình trạng của trẻ em sống ở thành thị càng thiếu vận động vì thường ngồi phòng máy lạnh và không có không gian vui chơi. Việc trẻ lười vận động dẫn đến hệ xương và cơ không phát triển toàn diện, trẻ thiếu chiều cao là điều tất yếu. Tuy nhiên càng lâu ngày, điều nguy hiểm hơn là trẻ dần thừa cân, béo phì và dẫn đến tiểu đường loại 2.
Về sức khỏe tinh thần, theo TS Trần Thu Hương, Khoa Tâm lý học, trường Đại học KHXH&NV cho biết các kết quả thống kê sơ bộ đều cho thấy một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam chính là việc lười vận động.
Muốn trẻ năng động, cha mẹ phải làm gì?
1. Làm gương cho con
Theo kết quả một nghiên cứu quốc tế đăng tải trên tạp chí y khoa Lancet (Anh), người Việt Nam được xếp vào nhóm lười vận động nhất thế giới với chỉ hơn 15% người tập thể dục nhiều hơn 30 phút mỗi ngày. Điều này chứng tỏ chínhngười trưởng thành và các bậc cha mẹ cũng không “thân thiết” với các môn thể dục thể thao. Đó chính là một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ không hào hứng vận động.
Trẻ con ảnh hưởng và học hỏi từ sự giáo dục của gia đình rất nhanh, vì vậy cha mẹ chính là chìa khóa quan trọng để con học được thói quen tốt. Đơn giản như mỗi chủ nhật, cả nhà mang theo những chiếc phao sặc sỡ cùng nhau đi bơi; hoặc 15 phút cùng nhau chạy bộ trong công viên mỗi chiều sau khi đi học, đi làm về cũng không tốn nhiều thời gian và công sức. Để hoạt động trở thành thói quen, cha mẹ cần sự kiên nhẫn và lấy mình làm tấm gương cho con.Nhìn thấy cha mẹ của mình thường xuyên chơi những môn thể thao năng động vui vẻ, trẻ con sẽ dần muốn “nhập bọn” tham gia. Khi việc chơi thể thao đã trở thành thói quen và niềm vui của trẻ, các căn bệnh tiềm ẩn vì lười vận động và chơi thiết bị điện tử: như cận thị, béo phì, tiểu đường, tự kỷcũng dần dần lánh xa con bạn. Thay vào đó là sự phát triển thể chất của trẻ như chiều cao, cơ bắp, thị lực. Sức khỏe tinh thần cũng không kém phần quan trọng. Vận động tích cực sẽ khiến bé vui vẻ, ăn ngon ngủ ngon và hoạt bát, năng động hơn.
2. “Trẻ hóa” bản thân
Trong thế giới của các em bé, cuộc sống luôn đầy những điều kì diệu mà mỗi ngày chúng cần phải tò mò khám phá rồi bật cười giòn tan. Nhưng áp lực từ công việc, cơm áo gạo tiền và những mối quan hệ đôi lúc làm chính cha mẹ quên đi rằng chính mình cũng từng là trẻ con, từng tò mò về mọi thứ và rất muốn được vui chơi. Các em bé luôn thích chơi với bạn của mình hơn chơi cùng ba mẹ là vì vậy. Hơn nữa,trẻ em sẽ luôn hào hứng tham gia bất kì hoạt động gì nếu chúng được vui chơi, khám phá trong hoạt động đó. Cho nên, để trẻ bắt đầu rời bỏ điện thoại, ipad, TV và bước ra ngoài vận động, cha mẹ cần hóa thân thành người bạn cùng trang lứa của con, và chọn các hoạt động thể thao thật vui vẻ để khám phá thế giới.
Các hoạt động đầy tính giải trí như thi chạy đua cùng con, truy tìm kho báu ngoài sân cỏ, nhảy aerobic trên bài hát thiếu nhi yêu thích của con, thi bơi lội, đấu vật,… sẽ là những khoảnh khắc vừa đổ mồ hôi, vừa ngập tràn tiếng cười nhất trong ngày của trẻ. Được chơi thể thao cùng cha mẹ cũng là cơ hội để con cái trở nên gần gũi hơn với cha mẹ. Mặt khác, cha mẹ có thể lắng nghe tâm tư của trẻ, quan sát con phát triển và hiểu về em bé của mình nhiều hơn.
3. Thực sự thấu hiểu tình trạng thể chất và tinh thần của con
Để làm được những điều trên, cha mẹ cần có hiểu biết khoa học và chính xác về tình trạng sức khỏe của trẻ. Thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, chỉ số BMI, số giờ con ngồi chơi ipad, xem hoạt hình, kiểm tra sức khỏe định kì,… là một trong những cách hiệu quả để cha mẹ thấu hiểu được tình trạng của con . Ngoài ra, việc cập nhật những kiến thức khoa học để phòng tránh nguy cơ bệnh tật nếu trẻ lười vận động cũng là điều thực sự cần thiết. Các buổi hội thảo gặp gỡ các bác sĩ Nhi khoa hàng đầu Việt Nam để tìm hiểu về vấn đề lười vận động sẽ là sự lựa chọn thông minh cho cha mẹ.
Hội thảo: “Thừa cân và Béo phì - Khi cân
nặng trở thành Gánh Nặng” có sự tham dự của bác sĩ Nhi khoa Trần Thị Huyên Thảo
- người nổi tiếng với các hoạt động y tế cộng đồng thông qua việc chia sẻ kiến
thức y khoa cho gia đình trẻ.
Bác sĩ Huyên Thảo là tác giả của các sách
Nhi khoa thường thức như: “Chào con! Ba mẹ đã sẵn sàng!”, “Bước đệm vững chắc
vào đời”, và “Chát với Bác sĩ.”
Thời gian: 10:00am – 11:30am ngày
24/03/2018
Địa điểm: CaliKids Academy, Tầng 3, Thảo
Điền Pearl, Số 12 đường Quốc Hương, P. Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM
P.V
No comments